Sự khác biệt Phật A Di Đà và tượng Phật Thích Ca

Nhiều người hay nhầm tưởng giữa tượng Phật A Di Đà và tượng Phật Thích Ca là một. Để giải thích vấn đề mà các bạn đang hay bị lầm tưởng đó, thì nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn vài yếu tố để phân biệt giữa hai tượng phận nêu ở trên.

Phật a Di Đà là phật như nào ? và có thật hay không?
Phật A Di Đà (còn có tên khác là Vô Lượng Thọ ) nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, ánh sáng cũng thành vô lượng, Là một trong những vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Phật A Di Đà là chủ của một cõi Tây Phương Cực Lạc.

Phật a Di Đà
Phật a Di Đà

Ngài không phải là một vị Phạt có thật nhưng lại được xuất hiện trong Kinh Phật giáo. Tuy nhiên, bởi chúng ta chỉ là một người phàm, không có tuệ giác lớn để biết về những hằng hà, biết bề trong những giới phật pháp, thế giới trong vũ trụ. Do vậy nhiều người có câu hỏi “Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc có thật hay không?”, các Phật tử Tịnh tông tin sâu kinh A Di Đà, xác quyết lời Phật Thích Ca dạy vốn không hư vọng, còn lại thì tùy thuộc nhân duyên của mỗi người.

=> mời bạn xem thêm mẫu tượng Quan Âm bằng đá

Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử không giống như Phật A Di Đà
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngài là bậc giáo chủ cõi Ta Bà ngài còn được gọi là Phật Tổ. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo.
Sự khác nhau về hình dáng giữa Phật A Di Đà và Phật Thích Ca :
Tượng Phật A Di Đà thường là kiểu tóc xoắn ốc, khoác trên người tấm cà sa màu đỏ, khoác áo vuông chỗ cổ trước ngực có chữ Vạn. Mắt Ngài nhìn xuống và miệng luôn mỉm cười.

Sự khác biệt Phật A Di Đà và tượng Phật Thích Ca
Phật Thích Ca

Còn Tượng Phật Thích Ca thì có 2 kiểu tóc là tóc búi hoặc tóc xoắn ốc. Ngài thường mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu. Nếu hở ngực thì sẽ không có chữ Vạn như tượng Phật A Di Đà. Mắt phật Thích Ca mở ba phần tư, hay ngồi trên tòa sen.

=>> xem nhiều mẫu tượng phật A Di Đà bằng đá

Sự khác nhau về tư thế tay giữa Phật A Di Đà và Phật Thích Ca :
Phật A Di Đà thường trong tư thế đứng và tay làm ấn giáo hóa. Tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, còn tay trái đưa ngang bụng và chỉ xuống dưới. Hai lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón cái và ngón trỏ chạm nhau làm thành vòng tròn.

Hoặc cũng có thể phật A Di Đà ngồi trên tòa sen, tay bắt ấn thiền để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái và hai ngón cái chạm nhau. Hoặc tay phải đưa ngang vai và chỉ lên trên, tay trái bắt ấn thiền để ngang bụng.

Phật Thích Ca Mâu Ni tay lại thường xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền hoặc ấn chuyển pháp luân, ngoài ra phật cũng có thể cầm chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, đặc biệt không bao giờ duỗi một cánh tay.

Sự khác nhau về nhân vật đi cùng
Phật A Di Đà thường được thờ cúng cùng với 2 vị Bồ Tát là Quan Thế Âm Bồ Tát và Thế Chí Bồ Tát. Hay bộ tượng này được gọi là Tượng Tây Phương Tam Thánh.

Tượng Phật Thích Ca thường được thờ cùng với 2 vị tôn giả là: A Nan Đà (được đặt bên trái Phật Thích Ca) và Ca Diếp (được đặt bên Phải Đức Phật)

Khi nhắc đến phật Thích Ca, người được biết đến là một ngưởi xuất gia trong lịch sử là người Ấn Độ. Tuy nhiên theo quan niệm của Phật giáo khi Thiền tông thì mỗi người trong phật tử đều có Phật tính riêng, vì thế khi thỉnh tượng, người nước nào thì sẽ tạc bức tượng giống người nước đó, gồm cả nét mặt và cả hình dáng. Chính vì thế, khi bạn ở Việt Nam thì nên tạc tượng Phật Thích Ca giống nét mặt người Việt. Ngoài ra tượng thờ phật thích ca ở trong các đền, chùa chiền không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau.

Khi thỉnh tượng Phật, nên chọn bức Tượng Phật sao cho diện mạo, khuôn mặt cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. bởi vì có một số người vẽ hình Phật “không” có tâm nên những sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí biểu hiện khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không hề bộc lộ nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Vì thế, khi thỉnh tượng Phật thờ tại gia hay tại các chùa chiền, xin quý sư Thầy, quý sư Cô, và các Phật tử hãy thật thành tâm và lựa chọn kỹ.

Bài viết liên quan