Trùng tang là gì? trùng tang có đáng sợ không? phân tích của nhà khoa học

Đá mỹ nghệ Thiện Nhân xin chia với các bạn bài viết Trùng tang là gì? trùng tang thật sự có đáng sợ hay không? phân tích chuyên sâu của nhà khoa học

Trùng tang là gì ?

Lúc sinh thời Lân Giác Thượng sư đã phải chứng kiến rất nhiều gia đình có những cái chết liên tiếp trong khoảng một thời gian ngắn, ngày nay mọi người vẫn gọi là hiện tượng “trùng tang”. Chính vì lo sợ chẳng lành , ngài đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván được làm bằng gỗ, trên có khắc bùa giải, tránh hiện tượng trùng tang.

Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu lý giải của Đại tá, TS Đỗ Kiên Cường, giảng viên Bộ môn Vật lý của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM về vấn đề này.

Quan niệm dân gian về trùng tang luôn bị ám ảnh

Trùng tang là gì? trùng tang có đáng sợ không? phân tích của nhà khoa học
Trùng tang là gì? trùng tang có đáng sợ không? phân tích của nhà khoa học

Theo quan niệm dân gian đã có từ lâu, đó là hiện tượng trùng tang là hiện tượng của một gia đình có người nhà chết đúng vào các giờ trùng, rơi vào kiếp sát (Dần, Thân, Tỵ, Hợi), sau đó lần lượt những người thân của người đó trong gia đình cũng chết theo cho đến khi số người chết đủ 3, 5, 7 hoặc 9 người.

Cóp người chia sẻ như sau: Gia đình họ có một người chị gái chết đúng vào giờ Dần, ngày Dần, chưa qua 49 ngày thì lúc này mẹ mất. Một năm sau thì cậu em út cũng tử vong do tai nạn xe. Gia đình khiếp sợ và họ đã đi xem bói thì họ bảo là bị “trùng tang”.

Dân gian cũng đồn đại rằng nguồn cơn của thảm họa này là do “âm binh” nổi loạn, vì vậy cách duy nhất để làm hóa giải là phải nhốt “trùng” (nhốt vong). Người ta đồn đoán chùa Hàm Long (Thuận Thành, Bắc Ninh) là nơi nhốt trùng lớn nhất trong cả nước (!). Và mỗi gia đình khi gửi vong đến đây sẽ được nhà chùa phát bùa để đeo trong vòng ba năm nhằm tránh họa. Thực tế, hầu hết các gia đình có người mới mất đều đi xem vong, và đeo hoặc dán các loại bùa chú này ở nhà.

Sự trùng hợp đã tạo sự hoảng sợ

Theolý luận của ngành thống kê học, trùng tang chỉ gọi là đơn giản của sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Sự trùng hợp giữa các sự biến ngẫu nhiên và được xảy ra thường xuyên hơn sự hình dung của người bình thường nghĩ như chúng ta.

Bách khoa thư các hiện tượng dị thường, xuất bản năm 1996 tại Mỹ, trong mục Trùng hợp nhấn mạnh: “Sự trùng hợp xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. đã khiến chúng ta vui sướng, hoặc bối rối và sửng sốt. Chúng gây phiền nhiễu và cũng tạo  ra sự hoảng sợ… Chúng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta; nơi chúng ta làm việc; người chúng ta chung sống; và nhiều đặc trưng cơ bản của cuộc sống hàng ngày có vẻ dựa trên sự trùng hợp”.

Vậy bản chất của sự trùng hợp là gì? Đó là luật số lớn trong thống kê và lý thuyết xác suất. Định luật này phát biểu đơn giản như sau: Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra.

Năm 1953, nhà toán học Littlewood cho rằng, một hiện tượng được xem là hiếm gặp đến mức gây ngạc nhiên khi có xác suất 1/1.000.000 (một trên một triệu). Chẳng hạn trúng xổ số giải độc đắc khi mà họ quay với 6 số chính là một hiện tượng đáng ngạc nhiên, vì có xác suất đúng bằng như vậy. Tuy nhiên nếu xổ số được người ta quay hàng ngày, với dân số gần 90 triệu người như nước ta hiện nay, hiện tượng được xem là hiếm gặp đến mức gây ngạc nhiên đó cũng có thể xảy ra 90 lần một ngày, tức hơn 30.000 lần một năm trên toàn Việt Nam. Ngay cả khi nó chỉ xảy ra vào hàng tháng, kết quả cũng là 1.000 lần một năm. Còn với 7 tỷ người trên toàn hành tinh, cái sự kiện “hiếm gặp” đó sẽ xảy ra như cơm bữa!

Với các hiện tượng hiếm gặp hơn nữa thì sao? Chẳng hạn một người đàn ông tại  Mỹ đã hai lần trúng số đặc biệt tại New Jersey trong vòng năm tháng. Nếu mỗi lần người thắng chỉ mua một vé, xác suất của sự biến đó chỉ là 1 trên 17 ngàn tỷ. Vậy tại sao chúng đã xảy ra?

Câu trả lời vẫn là luật số lớn. Với một người, xác suất chỉ là 1 trên 17 ngàn tỷ. Nhưng với 300 triệu người Mỹ trong vòng 120 ngày, xác suất trúng số độc đắc kép chỉ là 1 trên 30, một con số khá là lớn để có thể xảy ra không ít lần trong cuộc sống.

Với các hiện tượng trùng hợp khác, sự xuất cũng sẽ thường xuyên hơn nữa. Chúng ta sẽ cần phải có bao nhiêu người để hai trong số đó có ngày sinh trùng nhau? Một năm có 365 ngày, nên chúng ta có thể nghĩ tới con số 366 người. Tuy nhiên tạp chí Người Mỹ khoa học đã tính toán và đưa ra câu trả lời là chỉ có 23 người. Chúng ta có thể rất ngạc nhiên, nhưng các phép tính cho thấy, chỉ 23 người là đủ để có những xác suất của sự trùng hợp đó lớn hơn 0,5 – một con số đảm bảo nó sẽ xảy ra hơn là không xảy ra. Và sự trùng hợp khác giữa thời tiết giữa hai ngày kế tiếp nhau (tiên đoán “thời tiết ngày mai giống hôm nay”) có xác suất lớn đến mức, nó xảy ra 70 trong 100 lần dự báo, tức có xác suất 0,7 – một con số rất lớn về mặt thống kê.

Quay trở lại sự trùng tang, thì người viết đã không đưa ra được một xác suất chính xác của sự trùng hợp giữa ngày và giờ “sát” mà theo quan niện dân gian đã truyền. Nhưng với dân số cả nước Việt Nam lên tới gần 90 triệu người, với khoảng thời gian dài tới 1.000 ngày (gần 3 năm), theo luật số lớn, chắc chắn nó cũng là con số lớn đến mức, sự “trùng tang” sẽ xảy ra nhiều đến mức đủ để làm cho không tí gia đình phải khiếp sợ .

Tuy nhiên bạn và gia đình xin hãy bình tĩnh, đó cũng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

Bài viết liên quan